Độc cư
Bắt đầu vào tu, pháp môn tu tập phòng hộ ngũ căn là phải sống độc cư vì có sống độc cư là tu tập được, còn sống độc cư không được là tu tập không được. Người tu sĩ không phòng hộ năm căn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì tâm luôn luôn phóng dật theo sáu trần.
Do tâm phóng dật thì tâm không thanh tịnh được. Nếu muốn tâm không phóng dật thì phải phòng hộ sáu căn cho chặt chẽ nghĩa là phải nghiêm khắc giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư.Người tu sĩ nào giữ gìn hạnh độc cư trọn vẹn là người tu sĩ tu tập có kết quả tốt, còn những vị nào phá hạnh độc cư thì không tu tập được.
Độc cư là một pháp môn phòng hộ sáu căn, chứ không có nghĩa sống một mình như lời giảng dạy của các nhà học giả. Để rèn luyện và trau dồi pháp độc cư thì chúng ta phải có một ý chí kiên cường, một nghị lực dũng mãnh.
Pháp độc cư cũng là pháp môn bí quyết thành tựu viên mãn Tứ Niệm Xứ để thực hiện Tứ Thánh Định để đoạn tận các khổ đau. Độc cư có ba giai đoạn tu tập, đó là ba chuẩn mực: - Giai đoạn thứ nhất, là độc cư thuộc về thân, còn gọi là an trú. Độc cư thuộc về thân thì phải sống một mình nơi thanh vắng, yên tịnh, không thích hội họp, không thích nói chuyện, không thích kết bè, kết bạn, thường an trú nơi thân hành.
br> - Giai đoạn thứ hai, là độc cư thuộc về sáu căn, gọi là phòng hộ sáu căn, còn gọi là hộ trì các căn. Hộ trì các căn tức là dùng pháp như lý tác ý để giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý. Độc cư thuộc về sáu căn thì khi đi, đứng, nằm, ngồi đều phải tác ý nhắc các căn phải quay vào trong thân.
Ví dụ: Mắt phải nhìn bước đi; tai phải lắng nghe bước đi; mũi phải ngửi bước đi; miệng phải cảm vị bước đi; thân phải cảm nhận bước đi; ý phải ý thức từng bước đi.
- Giai đoạn thứ ba, là độc cư thuộc về ý tức độc cư về tâm, còn gọi là độc trú.
Độc cư về tâm thì phải tập luyện giữ gìn tâm vắng lặng, tịch chiếu, nên thường tác ý: “Tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự”. Độc cư về tâm thuộc về pháp môn Tứ Niệm Xứ (quét tâm). Tu tập ở giai đoạn nào thì phải giữ gìn độc cư ở giai đoạn đó, đừng ở giai đọan này mà tu tập ở giai đọan khác thì tu sai pháp. Nếu siêng năng tu tập và sống cho đúng Phạm hạnh thì quả vị A La Hán không còn khó khăn nữa.
Độc cư trọn vẹn thì tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Độc Cư là để phòng hộ sáu căn, không không bị sáu trần chi phối, để giúp cho hành giả thực hiện việc sống với chính mình được dễ dàng hơn. Giúp cho hành giả không bị chạy theo tình cảm của người này, người nọ, để tâm hồn được vô tư với mọi người.
Độc cư giúp cho hành giả chuyên chú tâm vào vấn đề tu tập, tư duy bài học, quan sát thân tâm mình được nhất tâm mà không bị sự chi phối của những câu chuyện của những người này, người nọ mang lại hoặc những lời bình phẩm này kia .
. làm cho mình bị phân tâm và sanh ra đủ các ác pháp như tâm nghi ngờ, ngã mạn, sân hận…Vì vậy về hình tướng Độc Cư thì người tu sĩ chỉ ở trong Tiểu giới đàn, tức tự hạn chế trong khu vực mình ở mà không sang thất của người khác để nói chuyện phiếm, để tâm sự, trao đổi… Khi người tu sĩ có duyên sự đi ra ngoài phạm vi của mình (trong Tu Viện) thì không giao tiếp và nói chuyện với bất cứ ai.
Sự độc cư giúp cho hành giả đỡ phiền hà bởi những tâm tư, tình cảm của những người khác tác động và lôi kéo, làm cho tâm trí luôn xao động, hướng ra ngoài và chạy theo “thất tình lục dục”. Do đó càng ít tiếp duyên, càng tốt.
Độc cư là bí quyết của thiền định. Biết Độc cư là bí quyết tu thiền định mà cứ đi nói chuyện với người này, với người khác, không chịu bỏ, đó là người không có nghị lực. Người không có nghị lực làm gì tu thiền định được, làm gì đi theo con của đường giải thoát của Phật giáo được.
Thích nói chuyện với người này người khác là tâm phóng dật. Độc cư tức là giới luật, nhờ giới luật mới ly dục ly ác pháp, mới tu tập thiền định không bị ức chế tâm, không bị rối loạn thần kinh. Độc cư của đạo Phật là giữ gìn tâm không phóng dật, là phòng hộ sáu căn, là pháp xả tâm, ly dục ly ác pháp, là cấm nói chuyện phiếm, chuyện vô ích, tránh xa sự ồn náo, sự ham vui của thế tục. Đạo Phật vốn xả tâm chướng ngại pháp mà thành tựu đạo giải thoát.
Hạnh độc cư là bí quyết xả tâm, nhờ có xả tâm nên mới có thiền định. Độc cư của Phật giáo là thấy từng tâm niệm của mình. Phải biết lúc nào phải độc cư im lặng như thánh, lúc nào độc cư với năm đức hạnh, với đức Tam Quy, với Tám Đức Bát Quan Trai Giới, với mười đức Thập Thiện, với Thập Giới Sa Di, với Định Niệm Hơi Thở, với Tứ Niệm Xứ và Tứ Thánh Định.
Độc cư trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới thì phải biết im lặng như thánh và bỏ đi khi nghe người khác nói xấu người khác, nói sau lưng người khác, nói lời li gián, nói không thật, nói thêu dệt, v.
... Còn có người hỏi đúng nơi đúng chỗ về đức hiếu sinh thì trả lời và nói về cách thức áp dụng đức hiếu sinh vào đời sống chứ không được im lặng như thánh và bỏ đi, đấy là sai; phải vui vẻ ôn tồn trả lời với những ái ngữ tôn trọng lời nói của người khác, và có thể mời họ vào nhà khách nói chuyện công khai, đúng pháp, đúng đức hạnh độc cư.
Nói chuyện mà vẫn giữ ý căn và khẩu căn là độc cư, chứ không phải độc câm, vì nói trong giới luật đức hạnh hiếu sinh là nói trong độc cư. Tất cả tu sinh đều nên hiểu rõ đức hiếu sinh và hạnh độc cư để thực hiện vào đời sống cho đúng cách.
Độc cư của ngoại đạo là khi gặp ai hỏi một điều gì cũng đều im lặng và bỏ chạy trốn không dám thấy bóng người, đó là độc hại, độc câm chứ không phải độc cư của Phật giáo.
Gợi ý
-
Độc cư giới luật đức hạnh Ngũ Giới
1- Độc Cư Ý hành: với sự hộ trì bảo vệ ý căn không được nghĩ điều xấu ác cho người khác, dù người khác nghĩ những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn phải nghĩ điều thiện với họ để thực hiện đức hiếu sinh với mình,...
-
Giữ độc cư trọn vẹn
là đừng tiếp duyên với mọi người.
-
Sống độc cư, sống hòa hợp
Rất hạnh phúc khi cùng tu tập với những người quyết tâm tu tập, luôn luôn giữ gìn giới hạnh tinh nghiêm và hạnh độc cư trọn vẹn, không làm động người khác, không nói chuyện, không ngó nhìn người khác, chờ người khác đi khất thực rồi mình mới...
-
Thích sống nhàn tịch, độc cư, trầm lặng một mình
Người nào tu tập những pháp môn phòng hộ sáu căn, pháp môn như lý tác ý thì thích sống nhàn tịch, độc cư, trầm lặng một mình. Khi tu tập, phải thiện xảo khéo léo áp dụng đúng thời, đúng lúc thì rất hữu hiệu, đạt kết quả rất...
-
Hạnh Độc Cư khẩu hành
(trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới) không được nói những điều xấu ác cho người khác, dù người khác họ nói những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn dùng ái ngữ nói điều thiện với họ.Họ nói những điều xấu ác sẽ có...
-
Hạnh Độc Cư thân hành
(trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới) không được làm những điều xấu ác cho người khác, dù người khác họ làm những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn làm những điều thiện với họ. Họ làm những điều xấu ác sẽ có luật...
-
Hạnh Độc Cư ý hành
(trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới) không được nghĩ điều xấu ác cho người khác, luôn luôn nghĩ điều thiện với họ. Họ nghĩ những điều xấu ác sẽ có luật nhân quả trừng trị còn riêng chúng ta hãy tư duy thiện pháp để thực...
-
Đức hạnh độc cư đúng
Con đường tu học của Phật giáo có ba chặng: Chặng đầu gọi là Giới, chặng giữa gọi là Định, chặng cuối cùng gọi là Tuệ. Độc Cư cũng chia ra làm ba giai đoạn tu tập: 1- Giai đoạn đầu: Độc cư giới tức là giữ gìn độc cư...
-
Người sống phòng hộ sáu căn - (độc cư)
tuy họ tiếp xúc với mọi người mà hạnh độc cư không lìa. Bởi vì năm giới đức họ phải giữ gìn nghiêm chỉnh theo đúng pháp, nghĩa là lúc nào lòng yêu thưong của họ cũng ngự trị trong tâm như hình với bóng không lìa xa nửa bước,...
-
Sống độc cư
là sống nơi yên tịnh (Rừng núi) cho người tu tập xả tâm ly dục ly bất thiện pháp. Độc cư là đức hạnh phòng hộ sáu căn mà người tu sĩ Phật giáo phải giữ gìn cho tròn đủ. Sống Độc Cư là sống biết Tùy Thuận, sống theo...
-
Sống trầm lặng, độc cư
thì thân tâm mới bất động và không còn lúc lắc, nhờ vậy đạo đức phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo mới trọn vẹn. Người tu sĩ tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni thường sống thân tâm bất động, thích trầm lặng, độc cư, đó là đạo...
-
Giới hạnh độc cư
có ba giai đoạn tu tập: ở giai đoạn Giới Luật đức hạnh, ở giai đoạn Tứ Niệm Xứ, và giai đoạn Thân Hành Niệm. Giới hạnh độc cư là giới phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi miệng, thân, ý, để làm sao tâm ly dục ly ác pháp...
-
Phá hạnh độc cư
thích đi nói chuyện với người này, người khác.
-
Pháp Độc Cư
chia ra làm ba giai đoạn tu tập: Đầu, giữa và cuối cùng. 1- Giai đoạn đầu: Độc cư giới tức là giữ gìn độc cư theo giới luật (phòng hộ sáu căn theo giới luật), 2- Giai đoạn giữa: Độc cư Định tức là giữ gìn hạnh độc cư...
-
Hạnh độc cư
Hạnh độc cư là phương pháp hộ trì và bảo vệ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Bởi do sáu trần tiếp xúc sáu căn nên sinh ra nhiều ác pháp khiến tâm phóng dật không giữ gìn bảo vệ chân lí được, do vậy tâm thường đánh...
-
Tâm luôn luôn phóng dật phá hạnh độc cư
vào thất tu tập cứ sống ít hôm thì viết thư hỏi thầy điều này điều kia, xin cái này cái khác.
-
Mục đích của độc cư
là giữ tâm chuyên nhất vào pháp hướng để tu tập, không phóng tâm ra ngoài. Người không giữ hạnh độc cư, thường để tâm phóng dật chạy theo trần cảnh bên ngoài, sanh ra trạo cử gọi là tuôn trào, khi tâm tuôn trào chạy đi nói chuyện đầu...
-
Người sống độc cư
là người biết phòng hộ sáu căn. Độc cư đúng với phương pháp đang tu, còn sống không đúng với pháp đang tu tuy không nói chuyện nhưng vẫn chưa phải là sống độc cư.
-
Đời sống độc cư
là Đời sống viễn ly, sống nơi hoang vắng, sống nơi rừng rú, nơi nghĩa địa, nơi cánh đồng mông quạnh, nơi hòn đảo giữa biển khơi, v.v… Đời sống độc cư là đời sống không nhà cửa không gia đình, đơn thân, đơn chiếc, sống độc thân một mình,...